Những điều cần biết về chì cân bằng động

24/05/2019

Những điều cần biết về chì cân bằng động

Những điều cần biết về chì cân bằng động

Chì cân bằng động là gì?

Thông thường thì mọi người để ý sẽ thấy trên các mâm bánh xe (lazang) xuất hiện các miếng chì hình chữ nhật, hình trụ nhỏ dán bên trong mâm hoặc đóng trên rìa mép mặt ngoài của mâm xe. Những miếng chì cân bằng động cho mâm xe (lazang) hiện chỉ có hai loại là dạng chì dánchì đóng đi kèm với nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào trọng lượng (gram).

Tại sao phải dùng chi cân bằng động ?

Việc gắn chì cân mâm là rất quan trọng. Vì trong quá trình gia công chế tạo mâm thì độ chính xác không hề tuyệt đối, vẫn có sai số mặc dù nhỏ và đối với vỏ (lốp) xe cũng vậy. Khi kết hợp giữa mâm và lốp chắc chắn gây ra sai số. Sai số này sẽ gây mất cân bằng, ổn định khi bánh xe làm việc, nhất là ở vận tốc cao. Vì thế, người ta thường đưa vào máy (cân bằng động) để kiểm tra sự ổn định của cụm bánh xe (mâm và lốp) và những miếng chì đó sẽ có tác dụng tạo cân bằng khi bánh xe làm việc. Tùy thuộc vào sự sai số của bánh xe thì sẽ có các loại chì với trọng lượng tương ứng như 5, 10, 15 hay 20 gram.

Trong thực tế thì máy cân bằng động này sẽ ghi nhận lại các thông số chu kỳ dao động của áp lực ổ trục gá bánh xe tùy theo vòng quay để xác định đúng vị trí và khối lượng chì cần gắn.

Nhờ những công nghệ hiện đại, lốp xe (ô tô, xe máy) ngày nay đã có những cải tiến so với những thập kỷ trước nhưng chúng vẫn cần phải được cân bằng, nhằm hạn chế mài mòn các chi tiết thuộc hệ thống lái và hệ thống treo. Cân bằng bánh xe bao gồm cả việc đo xác định trọng tâm của khối bánh xe (mâm và lốp) và bổ sung trọng lượng cần thiết để di chuyển trọng tâm vào đúng vị trí của nó.

Trọng tâm được coi như là điểm tập trung toàn bộ trọng lượng của bánh xe. Về lý thuyết, nếu coi mâm, lốp là lý tưởng thì trọng tâm nằm chính giữa bánh. Nhưng thực tế thì cả mâm và lốp không tròn tuyệt đối, không đồng nhất về chất liệu và hình dạng khiến cho trọng tâm lệch khỏi trục quay của bánh. Khi quay tròn, lực quán tính ly tâm làm bánh bị lắc quanh trục của nó gây ra hiện tượng rung. Việc bổ sung thêm trọng lượng chì cân bằng giúp điều chỉnh trọng tâm bánh xe trở lại trục quay sẽ triệt tiêu lực quán tính ly tâm.

Theo khuyến cáo thì chúng ta nên cân bằng bánh xe khi thay vỏ (lốp) xe mới, vận hành sau 10.000km hoặc định kỳ khoảng từ 4 – 7 tháng.

Ngoài ra, khi vận hành ở tốc độ cao thì việc sai số nhiều sẽ làm tất cả 4 bánh xe mất sự cân bằng tạo sự rung lắc gây ra hiện tượng các bánh mòn không đều, đảo bánh. Nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến các vòng bi, các trục bánh xe, thước lái, các khớp cầu sẽ rơ nhão, gây biến dạng hoặc mòn các hệ thống thanh giằng và phá hủy chi tiết quay.

Có những loại chì cân bằng động nào trên thị trường?

Chì đóng

Chì đóng có các loại chì đóng 5g, 10g, 15g, 20g, 25g, 30g, 35g, 40g, 45g, 50g…

Chì dán: Chì dán được sử dụng phổ biến hơn chì đóng bởi tính tiện lợi của nó

Chì dán cũng có các loại: đóng 5g, 10g, 15g, 20g, 25g, 30g, 35g, 40g, 45g, 50g…

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Lazang oto, vành xe ô tô, vành đúc oto, độ lazang oto, mâm xe hơi, cảm biến áp suất lốp,
Facebook Lazang oto, vành xe ô tô, vành đúc oto, độ lazang oto, mâm xe hơi, cảm biến áp suất lốp, Lazang oto, vành xe ô tô, vành đúc oto, độ lazang oto, mâm xe hơi, cảm biến áp suất lốp,
popup

Số lượng:

Tổng tiền: